Đá Thạch Anh
Thạch Anh hay còn gọi là Thủy Ngọc với thành phần chủ yếu là Sillic Dioxit, tên tiếng anh là Quartz xuất phát từ tên querkluftertz có nghĩa là Vân Ngang, vì khi nghiên cứu người ta nhận thấy những vân ngang trong tinh thể của loại đá này.
Là khoáng vật rất phổ biến trong tự nhiên và là thành phần của rất nhiều loại đá và khoáng sản quặng. Thạch anh cũng là thành phần chính của nhiều loại đá như Mã Não và Onix, một số đá trầm tích cơ học như Cát Kết Thạch Anh, đá biến chất…Các tinh thể Thạch Anh trong tự nhiên có độ tinh khiết cao, được dùng trong công nghiệp bán dẫn vô cùng quý hiếm.
Ở Việt Nam thạch anh tinh thể đẹp gặp rất nhiều ở nam Thanh Hoá và miền sông Đà ở Vạn Yên có những tinh thể lặng trụ rất dài, thạch anh tím được khai thác nhiều ở Kontum, thạch anh tinh thể, pha lê gặp nhiều ở Bảo Lộc, Gia Nghĩa…
Một đặc tính quan trọng của tinh thể thạch anh là nếu tác động bằng các dạng cơ học đến chúng (âm thanh, sóng nước…) vào tinh thể thạch anh thì chúng sẽ tạo ra một điện áp dao động có tần số tương đương với mức độ tác động vào chúng, do đó chúng được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực. Không chỉ có giá trị cao về y học mà còn mang nhiều ý nghĩa phong thủy, vì vậy mà đá thạch anh ngày nay rất được ưa chuộng trong việc dùng làm trang sức phong thủy, vật trang trí phong thủy …
Đá Thạch Anh vốn là đá tự nhiên đã được dùng làm đồ trang sức từ rất xa xưa. Đá Thạch Anh có rất nhiều biến thể và họ hàng, nhưng phổ biến nhất là:
- Thạch Anh Tím (Amethyst)
Xuất phát từ cái tên amethystos có nghĩa là “không say” với quan niệm, khi có Thạch Anh Tím trên người thì sẽ không bao giờ bị say bởi bất kì tác động nào.
Đá thạch anh tím có màu tím tới tím phớt hồng và tập trung thành từng dải màu hoặc đám màu. Scapolit và cordierit màu tím rất khó phân biệt với ametit, chúng chỉ khác nhau ở các tính chất vật lý.
Thạch Anh Tím vẫn được ưa chuộng cho đến ngày nay và là loại trang sức phong thủy phổ biến nhất trong các loại biến thể Thạch Anh.
Thạch Anh Tím phân bố chủ yếu ở Brazin và Urugoay, ít hơn ở Mỹ, Madâgsca, Nga, Ấn độ, Úc và một số nước khác.
- Thạch Anh Vàng (Citrin):
Loại biến thể thứ 2 của Thạch Anh là Citrin, màu của citrin thay đổi từ vàng tinh khiết tới vàng tôi hay vàng mật ong hoặc vàng nâu nhạt, thay vì tập trung thành từng dải từng đám nhưu thạch anh tím, màu của thạch anh vàng đồng đều hơn, có một thời người ta gọi nó là thạch anh topaz vì màu của nó giống với màu của topaz vàng.
Thạch Anh Vàng có tỷ trọng thấp nhất trong số các loại đá có màu tương tự và thấp hơn nhiều so với topaz. Có bao thể giống xa-phia nhưng ánh kém hơn.
Trên thế giới, chúng được phân bố chủ yếu ở Brazil, ít hơn ở Nga, Mỹ, Tây Ban Nha.
- Đá Thạch Anh Hồng (Rose quartz)
Thạch Anh Hồng có màu hồng nhạt tăng dần đến đỏ, màu sắc này là do một lượng titan, sắt, mangan hoặc một số Thạch Anh Hồng có chứa rutile sản xuất ra một lượng asterism tạo ánh hồng.
Ngoài ra còn có một loại thạch anh hồng rất hiếm chứa một lượng nhỏ phosphate hoặc nhôm, chúng tạo ra màu sắc mờ dần từ hồng rất đẹp.
- Đá Thạch Anh Ám Khói (Smoky quartz)
Thạch anh ám khói có một màu xám, phiên bản mờ của thạch anh. Nó dao động từ trong suốt gần như hoàn toàn với một tinh thể màu nâu xám, đá thạch anh ám khói có thể chuyển thành Đá Thạch Anh đen.
- Đá Thạch Anh Đen (Morion)
Đen, ánh chói lờ đờ, không trong suốt thạch anh hun khói tiếp xúc lâu dài với tia phóng xạ sẽ biến thành đen. Rất hiệu quả trong ung thư hay các bệnh cần điều trị bằng tia bức xạ.
- Thạch Anh Tóc
Ngoài ra, Thạch anh còn có nhiều loại biến thể khác như Thạch Anh Xanh, Thạch Anh Trắng và các loại Thạch Anh có tóc.
Thạch anh có tóc màu đỏ, xanh, vàng … là những loại thạch anh có sợi màu ánh lên, thực ra đây chính là những vân ngang trong tinh thể đá thạch anh khi mài cắt mà ra. Những vân ngang của thạch anh xuất hiện khi quan sát trong mặt phẳng nằm ngang vuông góc so với phương dài nhất của tinh thể này.
HIỆU ỨNG QUANG HỌC ĐẶC BIỆT CỦA THẠCH ANH
Với hiệu ứng quang học đặc biệt, Thach Anh cũng có các loại đá với màu sắc đẹp và rất được ưa chuộng với nhiều tác dụng y học cũng như ý nghĩa phong thủy khác nhau:
- Đá mắt hổ: Hiệu ứng mắt hổ (tiger’s eye):
Là một hiệu ứng đặc biệt thường thấy ở các biến thể của thạch anh và đặc trưng cho các biến thể có màu từ vàng nâu nhạt tới nâu và đỏ nhạt, lam nhạt hoặc thậm chí màu đỏ và ở các loại bán trong. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự sắp xếp có định hướng của các bao thể dạng sợi bên trong viên đá. Khi viên đá được mài cabochon sự phản xạ của ánh sáng trên bề mặt sẽ cho ta hiệu ứng “mắt hổ” rất đẹp.
- Đá mắt mèo: Hiệu ứng mắt mèo “cat’s eye”:
Cũng giống như hiệu ứng mắt hổ nhưng chúng thể hiện đẹp hơn và rõ nét hơn và thường gặp trong các biến thể bán trong và có màu trắng tới màu xám nâu vàng lục nhạt, đen hoặc màu lục oliu tối.
- Hiệu ứng sao:
Xuất hiện ở thạch anh hồng và một số biến thể màu xám hoặc màu sữa thường có hiện tượng sao 6 cánh giống như hiệu ứng sao trong ruby và saphia.